NHỮNG NGƯỜI KHÔNG SỢ THẦN CHẾT!

Dẫn nhập: Những ngày này, 36 năm về trước, trước khi ông Tổng Thống thời cơ Dương Văn Minh hèn nhát kêu gọi QLVNCH đầu hàng để giao trọn miền Nam cho VC thì, trong giờ phút Miền Nam lâm tử, đã có những vị Tướng lãnh miền Nam – NHỮNG KẺ ĐÃ KHÔNG SỢ THẦN CHẾT – bằng chính mạng sống của mình đã được THẦN CHẾT kính cẩn nghiêng mình mở CỔNG CHÍNH và mời các vị này bước vào lịch sử!

Bài viết này xin được tỏ lòng tri ân các vị anh hùng bất tử của QLVNCH; bởi vì như ai đó đã nói: Chết vì nước là sống mãi với thiên thu!

*  

Thần Chết, tức Tử Thần xưa nay vẫn là nỗi ám ảnh, lo sợ của đại đa số con người. Đông và Tây thuở giờ mang hai nền văn hóa khác biệt. Ai đó đã từng nói: “Đông là Đông và Tây là Tây”.

Nhưng theo tôi, Đông Tây vẫn có những cái thống nhất với nhau. Một trong những cái thống nhất đó là hình tượng Thần Chết. Tử Thần vẫn được Đông và Tây tượng trưng bằng một bộ xương khô, tay cầm lưỡi liềm. Quả là một hình tượng làm trẻ già lớn bé khắp nơi, tự cổ chí kim đều sợ hãi. Tôi cũng vậy, tôi cũng ớn cái lão ấy lắm. Cái lưỡi liềm ghê rợn trên tay lão lúc nào cũng như múa lên, chực chờ mà cắt phăng đi sinh mạng người ta! Sợ quá đi chớ! Cái lão Thần Chết đáng sợ ẩn ẩn hiện hiện khắp mọi nơi, mọi lúc. Tuổi già ư? Lão chẳng tha ai cả. Lão từ tốn ra tay, chậm chạp nhưng chắc chắn, từng người một.

Tai nạn ư? Lão đột ngột vung lưỡi liềm, số nạn nhân của lão vô chừng, khi nhiều, khi ít.

Bệnh tật ư? Lão hành hạ người ta chán chê rồi mới xuống tay. Chiến tranh, dịch bệnh, thiên tai ư? Lão đắc ý vung tay lấy mạng người ta hàng loạt…

Người ta ít ai ưa lão, mà cũng ít ai không sợ lão. Lão tung hoành ngang dọc, coi thường mọi sự; kể cả những tiến bộ khoa học của đời nay. Những thứ đó thì cùng lắm chỉ ngăn cản bớt mức tàn khốc của cái lưỡi liềm trên tay lão mà thôi. Lâu ngày chầy tháng rồi thì cuối cùng lão vẫn thắng. Có lẽ lão lấy làm đắc ý với sức mạnh vạn năng của lão. Ai mà chẳng sợ? Lão nghĩ thế! Mà kể lão cũng đáng sợ thật. Nhưng lẽ đời mà, có cái gì tuyệt đối đâu. Đại đa số người ta sợ lão, nhưng không phải là tất cả. Có những người không hề sợ lão.

Ngày 21 tháng Chạp năm Giáp Thân (1248), 50 vạn quân Mông Cổ dưới quyền thống suất của Thái tử Thoát Hoan và hai danh tướng Ô Mã Nhi, Toa Đô ào ạt kéo sang xâm lăng Đại Việt. Hội quân trên đất Hồ Quảng phía Nam Trung Hoa: Lục quân do Thoát Hoan điều động tiến vào Lạng Sơn. Thủy quân từ Quảng Châu theo Toa Đô vượt biển vào Chiêm Thành; tự phía Nam tiến lên Bố Chánh (Quảng Bình) rồi thẳng ra Nghệ An. Quân Đại Việt bị kẹp giữa hai gọng kềm.

Ngày 27 tháng Chạp, giặc chiếm Nội Bàng, Hưng Đạo Vương lui về Bái Tân (thượng lưu sông Lục Nam).

Ngày 6 tháng Giêng, giặc đến Bình Than.

Ngày 12 tháng Giêng, giặc chiếm Kinh Bắc (Bắc Ninh), Hưng Đạo Vương chuyển quân về Thiên Trường. Giặc cậy mạnh đuổi theo rất gấp. Ngài giao Trần Bình Trọng giữ Thiên Trường, còn mình bảo vệ vua Nhân TôngThượng Hoàng Thánh Tông lui về Hải Dương.

Ngày 21 tháng Giêng, Trần Bình Trọng chận đánh giặc tại Bãi Thiên Mạc (bên sông Cái, thuộc tỉnh Hưng Yên). Quân ít, thế cô, ông bị giặc vây bắt được. Thoát Hoan biết ông là một tướng tài, muốn trọng dụng nên hết sức vỗ về để dụ hàng. Ông khẳng khái từ chối.

Thoát Hoan hỏi ông:

“Có muốn làm Vương đất Bắc không?”

Trần Bình Trọng quắc mắt đáp:

“Ta chỉ bị bắt thì chỉ có chết mà thôi, đừng nhiều lời vô ích”.

Thoát Hoan biết không thể lung lạc được ông, đành ra lệnh chém..Lưỡi gươm Mông Cổ vung lên, cái lưỡi liềm của Tử Thần hạ xuống. Bảo Nghĩa Vương Trần Bình Trọng giây phút đó chợt trở thành cái tên thiên thu bất tử. Thần Chết ngỡ ngàng. Lão núp sau lưỡi gươm Thoát Hoan. Lão nghĩ rằng bại tướng kia sẽ kiêng oai lão. Đứng trước cái oai Thần Chết cùng với miếng mồi ngon là tước Vương đất Bắc, lão nghĩ người bại tướng nước Nam kia sẽ khó lòng cưỡng lại. Lão mỉm cười chờ đợi lời quy phục…

“Ninh vi Nam quỷ, bất vi Bắc vương…”

Câu trả lời ngạo nghễ kia đã tạt vào mặt lão một gáo nước lạnh, làm cho lão nhớ ra rằng trên đời này vẫn có những con người không hề sợ oai Thần Chết! Lão cay đắng nhận ra mình mới là người chiến bại.

Tới gần đây, nhân đọc một bài thơ, tôi mới biết thêm rằng, chẳng những con dân Đại Việt có rất nhiều người coi thường Thần Chết; mà hơn thế nữa, có những người còn làm cho Thần Chết sợ họ nữa kia!

Ngày 24-1-1930, tại hội nghị Võng La, Đảng trưởng Việt Nam Quốc Dân Đảng Nguyễn Thái Học tuyên bố: “Chúng ta nhất định phải phát động cuộc Tổng khởi nghĩa. Không thành công thì thành nhân”.

Ngày 10-2-1930, cuộc Võ trang khởi nghĩa do Việt Nam Quốc Dân Đảng lãnh đạo nổ ra. Cách mạng quân tấn công Yên Báy, Hưng Hoá, Lâm Thao, Sơn Tây, Đáp Cầu, Phả Lại, Phủ Đức, Vĩnh Bảo và nhiều nơi trong nội thành Hà Nội. Một số lãnh tụ của Đảng hy sinh hoặc bị bắt.

Ngày 28-3-1930, Hội đồng Đề hình của thực dân Pháp đã mở phiên xử tại Yên Báy với kết quả:

-100 án khổ sai chung thân;

-50 án tử hình.

Đó là chưa kể đến hàng hàng lớp lớp chiến sĩ ái quốc đã bị tù đày và bắn giết ngay sau ngày khởi nghĩa.

5 giờ sáng ngày 17-6-1930, Đảng trưởng Nguyễn Thái Học cùng 12 đồng chí lần lượt bước lên máy chém, và cũng là đài vinh quang đưa tên tuổi họ vào lịch sử.

Đó là các liệt sĩ:

1-      Bùi Tư Đoàn, 37 tuổi, nông dân,

2-      Bùi Văn Chuẩn, 35 tuổi, thuộc Binh đoàn Yên Báy.

3-      Nguyễn An, 31 tuổi, thuộc Binh đoàn Yên Báy,

4-      Hồ Văn Lạo, 35 tuổi, thợ hồ,

5-      Đào Văn Nhít, 32 tuổi, thuộc Binh đoàn Yên Báy,

6-      Ngô Văn Du, 29 tuổi, thuộc Binh đoàn Yên Báy,

7-      Nguyễn Đức Thịnh, 30 tuổi, thuộc Binh đoàn yên Báy,

8-      Nguyễn Văn Tiềm, 28 tuổi, thuộc Binh đoàn Yên Báy,

9-      Đỗ Văn Sứ, 27 tuổi, thuộc Binh đoàn Yên Báy,

10-  Bùi Văn Cửu, 30 tuổi, thuộc Binh đoàn Yên Báy,

11-  Nguyễn Như Liên, 27 tuổi, thuộc Binh đoàn Yên Báy,

12-  Phó Đức Chính, 32 tuổi, công chức,

13-  Nguyễn Thái Học, 29 tuổi, Đảng trưởng.

Muời ba lần, lưỡi gươm máy chém nặng nề rơi xuống. Mười ba tiếng hô “Việt Nam vạn tuế” dõng dạc vang lên…

Trong buổi sáng sớm của ngày Quốc tang đó, Thần Chết không còn dám núp mình trong cái khí cụ giết người là cái máy chém kia nữa. Và Tử Thần kính cẩn đứng ghi tên! Lão Thần Chết lần này không còn cái dáng vẻ đáng sợ như mọi ngày. Thần Chết giờ đây đang kính cẩn đứng khắc từng cái tên anh hùng vào bia Tuẩn quốc!

Tôi có lỗi quá! Không nhớ hết bài thơ, tôi cũng không nhớ được tên tác giả. Tôi chỉ có được một nén hương lòng. Bằng hữu xa gần, ai nhớ, xin làm ơn nhắc dùm tôi!

Cũng vào những ngày này, 36 năm trước; cuộc chiến đấu bảo vệ miền Nam tự do đã kết thúc một cách bất hạnh. Quân đội miền Nam đã chiến đấu anh dũng nhưng lực bất tòng tâm, vả lại sinh mạng miền Nam tự do chỉ là một con cờ trên bàn cờ quốc tế, mà người có quyền quyết định kết quả đó không phải là những người Việt yêu tự do ở miền Nam. Và cũng trong những ngày bi thảm đó, Thần Chết đã phải thêm một lần kính cẩn đón tiếp những con người  Việt Nam bất khuất; những con người mà đứng trước giờ lâm tử của Tổ quốc họ đã quay ra coi thường Thần Chết. Trái với lệ thường, những con người kia đã bình tĩnh ra lệnh cho Thần Chết đến trình diện họ. Và lão đã kính cẩn tuân lệnh.

-Tướng Lê Văn Hưng, Tư lệnh phó Quân đoàn IV & Quân khu IV, nói với sĩ quan và binh sĩ thuộc quyền: “Tôi chấp nhận chết. Một người Tướng không giữ được nước thì phải chết vì nước, không thể bỏ dân, bỏ xứ để cầu an cho bản thân, Vĩnh biệt anh em…” Một tiếng súng nổ, 8 giờ tối ngày 30-4-1975.

-Tướng Nguyễn Khoa Nam:“… Chúng tôi là Tướng chỉ huy, nếu chúng tôi không bảo vệ được đất nước thì chúng tôi phải chết theo đất nước”. Một tiếng súng nổ, 6 giờ sáng ngày 1-5-1975.

-Tướng Trần Văn Hai, Tư lệnh Sư đoàn 7 Bộ Binh: “… Chúng ta đã làm tất cả những gì có thể làm được… Chúng ta đã chiến đấu hết sức mình, nhưng trong giờ phút này chúng ta đành phải bó tay… Xin cám ơn và vĩnh biệt các anh em”. Một tiếng súng nổ, sáng ngày 1-5-1975.

-Tướng Lê Nguyên Vỹ, Tư lệnh Sư đoàn 5 Bộ Binh: “… Tôi nghĩ thân làm Tướng là đã hưởng vinh dự và ân huệ của Quốc gia hơn các anh em, nên tôi đã nghĩ đến một lối đi riêng cho tôi”. Và lối đi đó đã mở ra bằng một phát súng, trưa ngày 30-4-1975.

-Tướng Phạm Văn Phú: “… Tôi không thể bỏ ra đi khi đất nước của tôi trong tình trạng như thế này. Tôi sẽ ở lại đây để chết chớ không đời nào chịu đầu hàng Cộng sản”. Tướng Phú đã trả lời tướng Smith ngày 27-4-1975 như vậy khi ông này ngỏ ý mời tướng Phú và gia đình di tản. 32 viên Chloroquines uống vào lúc khoảng 2 giờ trưa ngày 29-4-1975.

Cái danh sách mà Thần Chết được lệnh phải đi đón trong những ngày đó còn dài. Những sĩ quan cấp Tá, cấp Úy, những hạ sĩ quan, binh sĩ, cảnh sát, công chức, cán bộ… Cái danh sách đó đang được lão Thần Chết trân trọng giữ gìn, chờ một ngày để trao lại cho những nhà viết sử,

Từ lâu rồi, lão đã học được một điều, là khi người ta lấy Tổ Quốc, Danh Dự và Trách Nhiệm làm trọng, thì người ta sẽ không còn sợ lão. Rồi theo lẽ tự nhiên, lão đâm ra sợ ngược lại những con người kia. Khi họ gọi lão đến, lão cung kính đến trình diện và mẫn cán làm cái nhiệm vụ mà Danh Dự và Trách Nhiệm của những người kia giao cho lão. Lão kính cẩn khắc tên họ vào bia Tuẩn quốc. Như vậy thì xét ra cái lão Thần Chết này cũng không đáng sợ và đáng ghét cho lắm. Lão là người đôi khi cũng biết điều. Lão hay dọa dẫm người ta. Nhưng nếu gặp người, gặp lúc lão cũng biết cách cư xử. Lão cũng làm được nhiều việc đáng làm. Lão rất rạch ròi phân minh. Lão đã kính cẩn khắc những cái tên Trần Bình Trọng, Nguyễn Thái Học… vào lịch sử. Lão đã đặt tên ai vào chỗ nào là không bao giờ sai chạy. Đâu ra đó. Không bao giờ lão lầm lẫn để cái tên Nguyễn Hữu Hạnh lẫn lộn với những cái tên Nguyễn Khoa Nam, Lê Nguyên Vỹ… Không bao giờ! Bao nhiêu tiền bạc, bao nhiêu sách vở, tài liệu ngụy tạo dấu diếm đều không qua được mắt lão. Không bao giờ!

Trần Bình Trọng, Nguyễn Thái Học, Nguyễn Khoa Nam, Lê Văn Hưng, Trần Văn Hai, Lê Nguyên Vỹ, Phạm Văn Phú… cùng những con người khác nữa; đứng trước cổng lịch sử, họ dõng dạc lên tiếng gọi lão. Lão đã kính cẩn mở cái cổng ấy ra, CỔNG CHÁNH, và kính cẩn, lão rước họ vào!

LÃO MÓC      

Bài này đã được đăng trong LÃO MÓC và được gắn thẻ . Đánh dấu đường dẫn tĩnh.

12 Responses to NHỮNG NGƯỜI KHÔNG SỢ THẦN CHẾT!

  1. Cong Ha nói:

    VIỆT NAM CỘNG HÒA MUÔN NĂM.
    QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HÒA MUÔN NĂM…………………..!!!.
    Còn các vị tướng lãnh trong Quân Đội Cộng sản VN có dám “Sanh vi tướng – Tử vi thần” không……?!?!?!?!.

    • VNCH VÀ QLVNCH MUỐN NẰM nói:

      VIỆT NAM CỘNG HÒA MUỐN NẰM, NÊN ĐÃ ĐƯỢC NẰM VĨNH VIỄN TỪ TRƯA 30/4/1975!
      QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HÒA MUỐN NẰM, CŨNG ĐÃ ĐƯỢC NẰM VĨNH VIỄN TỪ TRƯA 30/4/1975!

  2. BinhMinh nói:

    Rắn đã mất đầu rồi thì ai cũng vậy thôi TT DƯƠNG VĂN MINH kêu gọi các người lính VNCH bỏ súng xuống đẻ về vởi GIA ĐÌNH đó cũng là ngoài ý muốn nhưng rất có ý nghĩa , còn hơn cứ tiếp tục chống chọi với một thế lực mà sức mạnh đang còn, còn sức mạnh của người lính VNCH thì đã không còn bên cạnh thì thử hỏi có chống chọi thêm cũng chỉ làm cho bao nhiêu tính mạng của đồng bào phải nằm xuống cho nên 2 chử mà LM tặng cho TT DVM thì nên rút lại và ban tặng cho những ai đã bỏ rơi người lính VNCH cũng như ĐỒNG BÀO MIỀN NAM VN mới đúng còn không thì không nói như những bật lão thành nằm trong QUÂN NGŨ của VNCH đã làm chỉ thể thôi , và đây là lần đầu tiên tôi nghe chính từ cái miệng của một người từng phục vụ trong QUÂN NGŨ VNCH lại thốt ra lời lẻ sỉ nhục một vị TT mà ngày nào mình đã từng thi hành theo lệnh , hết hiểu !

    • A TỬ nói:

      Những thằng đậu hủ trong đầu
      Nói năng như thể mùi cầu tiêu hư
      Nhưng mà đừng tưởng nó ngu
      Chủ bảo nó sủa gật đầu sủa thôi.

    • saigon nói:

      Chửi vào mặt 1 tên phản tổng thống, tiếp tay cho giặc, làm tay sai ngoại bang, bán đứng đồng đội như Dương Văn Minh thì chẳng có gì sai, chỉ có mấy tên đần độn mới ca tụng tên ăn hại đái nát này.

  3. lang thang nói:

    Tướng nào mặt sắc đen sì? – Minh “hắc ám” ( Dương văn Minh)
    Tướng nào đáng tội “tru di”…phản thần ?- big Minh (DvMinh ra lệnh tuyệt diệt g/đ cố TT Ngô đình Diệm)
    Tướng nào cúi lạy Bắc quân ? –
    Lệnh quân NAM VIỆT khuỵu chân …đầu hàng. (cũng là DvMinh ).

    Tướng tài , quân sử vẻ vang
    Bất (big) Minh làm tướng, sử ngàn năm…bêu!

    • BinhMinh nói:

      Noi nhieu chi ve chuyen qua khu tren nay cha hay ho gi , toi chi thuong cho DAT NUOC toi vi qua nho be + them nhung ke tham danh hao loi nen trong suot may ngan nam qua da bi nhung ban tay sat to lon phia sau loi dung va coi nhu mot la bai chot thi khi ho can , de roi ngan doi tiep noi con chau cua dat nuoc nho be nay cu tiep no^i’ chi trich nhau that thuong cho QUE HUONG DAT NUOC TOI !

  4. Bo^n anh Bon-lu` ( cs ) nói:

    Toi da song trong che do csvn lau roi ,hom nay doc tin nay toi co dip so sanh rang : Tuong ta cong san rat hen

  5. TỔ – QUỐC
    DANH DỰ – TRÁCH NHIỆM
    *******
    DANH SÁCH CÁC QUÂN NHÂN THUỘC QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HOÀ ĐÃ TỰ SÁT TRONG NHỮNG NGÀY CUỐI CÙNG
    ———————–
    TT HỌ TÊN Cấp bậc-chức vụ -đơn vị Ngày tự sát

    1 Lê Văn Hưng Chuẩn tướng-tư lệnh phó QĐIV 30/4/1975

    2 Nguyễn Khoa Nam Thiếu tướng tư lệnh QĐ IV 30/4/1975

    3 Trần Văn Hai Chuẩn tướng tư lệnh SĐ7BB 30/4/1975

    4 Lê Nguyên Vỹ Chuẩn tướng tư lệnh SĐ5BB 30/4/1975

    5 Phạm Văn Phú Thiếu tướng- cựu tư lệnh QĐII 30/4/1975

    6 Đặng Sỹ Vĩnh Thiếu tá, Trưởng Ban Binh Địa P2 Bộ TTM , sau biệt phái qua Cảnh Sát . 30/4/1975 tự sát cùng vợ và 7 con

    7 Nguyễn Văn Long Trung tá CSQG 30/4/1975 tự sát tại công trường Lam Sơn, Saigon

    8 Nguyễn Đình Chi Trung tá , Phụ Tá Chánh sở 3 ANQĐ – Cục ANQĐ Tự sát 30/4/1975 tại Cục An Ninh

    9 Phạm Đức Lợi Trung tá ,Phụ tá Trưởng Khối Không Ảnh P2/ Bộ TTM 30/4/1975

    10 Mã Thành Liên( Nghĩa) Thiếu tá tiểu đoàn trưởng 411ĐP, TK Bạc Liêu- khoá 10 Đà Lạt 30/4/1975 tự sát cùng vợ

    11 Lương Bông Thiếu tá phó ty ANQĐ Cần Thơ- Phong Dinh 30/4/1975

    12 Vũ Khắc Cẩn Đại úy Ban 3 , TK Quảng Ngãi 30/4/1975

    13 Nguyễn Văn Cảnh Trung úy CSQG trưởng cuộc Vân Đồn, Q.8
    30/4/1975

    14 Đỗ Công Chính Chuẩn uý ,TĐ 12 Nhảy Dù 30/4/1975 tại cầu Phan Thanh Giản

    15 Trần Minh Trung sĩ I Quân Cảnh gác Bộ TTM 30/4/1975

    16 Tạ Hữu Di Đại úy tiểu đoàn phó 211 PB Chương Thiện 30/4/1975

    17 Vũ Đình Duy Trung tá trưởng đoàn 66 Dalat 30/4/1975

    18 Nguyễn Văn Hoàn Trung tá trưởng đoàn 67 phòng 2 BTTM
    30/4/1975

    19 Hà Ngọc Lương Trung tá TTHL Hải Quân Nha Trang 28/4/1975 tự sát cùng vợ,2 con và cháu (bằng súng)

    20 Đỗ văn Phát Thiếu tá quận trưởng Thạnh Trị Ba Xuyên 1/5/1975

    21 Phạm Thế Phiệt Trung tá 30/4/1975

    22 Nguyễn Văn Phúc Thiếu tá tiểu đoàn trưởng, TK Hậu Nghĩa
    29/4/1975

    23 Nguyễn Phụng Thiếu úy CS đặc biệt 30/4/1975 tại Thanh Đa, Saigon

    24 Nguyễn Hữu Thông Đại tá trung đoàn trưởng 42BB, SĐ22BB- khóa 16 Đà Lạt 31/3/1975 tự sát tại Quy Nhơn

    25 Lê Câu Đại tá trung đoàn trưởng 47BB, SĐ22BB Tự sát 10/3/1975

    26 Lê Anh Tuấn HQ thiếu tá ( bào đệ của trung tướng Lê Nguyên Khang) 30/4/1975

    27 Huỳnh Văn Thái Thiếu uý Nhảy Dù- khoá 5/69 Thủ Đức 30/4/1975 tự sát tập thể cùng 7 lính Nhảy Dù tại Ngã 6 Chợ Lớn

    28 Nguyễn Gia Tập Thiếu tá KQ- đặc trách khu trục tại Bộ Tư Lệnh KQ Tự sát 30/4/75 tại BTLKQ

    29 Trần Chánh Thành Luật sư- cựu bộ trưởng bộ thông tin của TT Ngô Đình Diệm- nguyên thượng nghị sĩ đệ II Cộng Hòa Tự sát ngày 3/5/75

    30 Đặng Trần Vinh Trung uý P2 BTTM, con của thiếu tá Đặng Sĩ Vinh Tự sát cùng vợ con 30/4/1975

    31 Nguyễn Xuân Trân Khoá 5 Thủ Đức ,
    Trung Tá Ban Ước Tình Tình Báo P2 /Bộ TTM Tự tử ngày 1/5/75

    32 Nghiêm Viết Thảo Trung uý, ANQĐ , khóa 1/70 Thủ Đức Tự tử 30/4/1975 tại Kiến Hòa

    33 Nguyễn Thanh Quan ( Quan đen ) Thiếu uý pilot PĐ 110 quan sát (khóa 72 ) Tự sát chiều 30/4/1975

    34 Phạm Đức Lợi Trung tá P. 2 Bộ TTM, khóa 5 Thủ Đức, học giả, nhà văn, thơ, soạn kịch…bút danh : Phạm Việt Châu, cựu giảng viên SNQĐ, trưởng phái đoàn VNCH thực hiện HĐ Paris tại Hà Nội
    Tự sát tại nhà riêng ngày 5/5/1975

    35 Hồ Chí Tâm B2, TĐ 490 ĐP ( Mãnh Sư) TK Ba Xuyên (Cà Mau ) Tự sát bằng súng M16 trưa 30/4/1975 tại Đầm Cùn, Cà Mau

    36 Phạm Xuân Thanh Th/sĩ Trường Truyền Tin Vũng Tàu
    Tự sát ngày 30/4/1975 tại Vũng Tàu

    37 Bùi Quang Bộ Th/sĩ Trường Truyền Tin Vũng Tàu Tự sát ngày 30/4/1975 cùng gia đình 9 người tại Vũng Tàu

    38 Trần Thế Anh Thiếu Tá đơn vị 101 Tự sát ngày 30/4/75

    39 Nguyễn Văn Hựu Đại Úy , Trưởng ban văn khố
    P2/Bộ TTM Tự sát sáng 30/4/75 tại P2/Bộ TTM

    Link: http://www.vietlist.us/SUB_VietHistory/QuanNhanTuSat.shtml
    ———
    Còn ai biết xin bổ sung thêm vào danh sách kể cả những anh hùng ‘Vô danh’ đã Tuẩn tiết trước và sau Ngày Quốc hận 30 tháng 04 năm 1975 . Chân tình cảm ơn . Trọng kính.
    nguoithathoc1959.

  6. Cổ Dài VN nói:

    Xin cám ơn Lão Móc!
    Xin thắp một nén hương lòng, kính cẩn tưởng nhớ đến những người con bất khuất của dân tộc.
    “THÀ LÀM QUỶ NƯỚC NAM …”

  7. Pingback: TIN NGÀY 30/3/2011 tiếp 2 | Dinhtan's Blog

  8. saigonbuon nói:

    Sao em không thấy tên nguyễn cao kỳ vậy

Bình luận về bài viết này